-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
TIỀN ĐÔNG DƯƠNG TÔ GIỚI PHÁP TẠI TRUNG HOA
02:36 23/11/2018
Tô giới là gì?
Tô giới là phần lãnh thổ chịu sự quản lý của nước khác nằm trong một quốc gia có chủ quyền. Thuật ngữ “tô giới” xuất hiện từ khi Trung Hoa chịu sự chia năm xẻ bảy của phương Tây, tô giới có thể là những vùng đất bị nhượng hoặc lãnh thổ cho thuê được hình thành do sự chèn ép của nước mạnh lên những nước yếu thế hơn. Thường tô giới được lập ra tại các bến cảng, cửa khẩu, các thành phố lớn có thể thông thương với quốc tế. Đứng đầu các tô giới thành thị trên là Thị trưởng.
Luật Tô Giới các nước có điểm chung, người dân quốc gia bị chiếm đóng không được phép ra vào tự do trong vùng tô giới, trừ khi phải có giấy thông hành, tô giới không chịu sự quản lí và quyền tài phán của nước bị chiếm đóng, chỉ được quản lý và hậu thuẫn bởi thực dân.
Tô giới Pháp tại Trung Hoa
Có đến 10 cường quốc thực dân lập tô giới bên trong Trung Hoa, gồm Anh, Đức, Ý, Nhật, Bồ, Nga, Pháp, Hoa Kì, Bỉ, Áo-Hung nhưng bài viết chỉ nói về tô giới Pháp. Tô giới Pháp gồm các vùng
Quảng Châu Loan (Kwangchow Wan - 1898) người Pháp gọi là Territoire de Kouang-Tchéou-Wan là phần nhượng địa của nhà Thanh dành cho Pháp đến 99 năm, đứng đầu là thống sứ Bắc Kỳ tại Đông Dương, nhưng được hưởng quy chế khác xứ Bắc Kỳ, được thành lập năm 1898. Đây là một phần của Liên Bang Đông Dương bao gồm Bắc Kỳ (Tonkin) – Trung Kỳ (Annam) – Nam Kỳ (Cochinchine) – Ai Lao – Cao Miên – Quảng Châu Loan.
Pháp muốn Quảng Châu Loan trở thành thương cảng đối trọng với Anh tại Hong Kong, Bồ Đào Nha tại Macau nhưng các nhà đầu tư thích tập trung tại Đông Dương hơn, những vùng đất xung quanh lại nghèo đói cản trở sự phát triển nên Pháp đã biến tô giới này thành một quân cảng. Dự án bị đình trệ do Pháp cần kinh phí để chiến tranh chống lại quân Đức trong thế chiến II. Quân Nhật đã chiếm tô giới này vào 2/1943.
Sau đó, Pháp đã phải trao trả toàn bộ tô giới cho chính phủ Trung Hoa Dân Quốc trong hiệp ước Trùng Khánh năm 1946 gồm Thượng Hải, Quảng Châu Loan, Hán Khẩu, Thiên Tân và Sa Diện để nhận lại phần lãnh thổ Đông Dương từ vĩ tuyến 16 trở ra sau khi quân Tưởng giải giáp quân Nhật.
Một phần đảo Sa Diện (Shamian - 1859) tô giới Pháp chỉ chiếm 2/5 diện tích trên đảo, 3/5 còn lại thuộc tô giới Anh, là lãnh thổ do nhà Thanh nhượng lại
Bản đồ đảo Sa Diện - 3/5 diện tích thuộc Anh, 2/5 diện tích còn lại thuộc Pháp, đảo được nối bởi cây cầu Sa Diện
Sa Diện là một châu Âu thu nhỏ trong lòng thành phố Quảng Châu
Một phần Thiên Tân (Tientsin - 1860)
Một phần Hán Khẩu (Hankow – 1886)
Một phần Thượng Hải (Shanghai – 1849) quản lí phía nam và tây nam thành phố Thượng Hải
Tô giới Pháp tại phía Tây - Tây Nam Thượng Hải
Tiền Đông Dương tô giới Pháp
Để phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa, Pháp mở thêm chi nhánh cho Ngân Hàng Đông Dương tại Trung Hoa, chi nhánh đầu tiên được khai trương tại Thượng Hải (1899), Hán Khẩu (1901), Quảng Châu (1902), Thiên Tân và Bắc Kinh (1907) và Hong Kong. Pháp tăng vốn đầu tư cho ngân hàng từ 8 triệu franc lên 48 triệu franc trong năm 1910. Nhiệm vụ của các chi nhánh này là tài trợ xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nối giữa các vùng tô giới và thuộc địa.
Tại Quảng Châu, chi nhánh ngân hàng được đặt trên tô giới Sa Diện (Shamien), chính thức phát hành giấy bạc Đông Dương đầu tiên tại Trung Hoa, lưu hành tại Quảng Châu Loan. Chúng gồm các mệnh giá 1,5,10,100 dollars, sử dụng 3 ngôn ngữ tiếng Pháp – tiếng Anh – tiếng Trung. Mặt trước giấy bạc hiển thị song ngữ Anh – Pháp, đơn vị dollar/piastre, ghi rõ “Local currency” (Tiền tệ địa phương), nơi phát hành Canton Shameen và mốc thời gian, mặt sau chữ Hán đọc từ phải sang “Đông Dương hối lý ngân hàng – Quảng Đông Sa Diện”.
1 dollar Indochina - Canton Shameen 1901 (mặt trước)
1 dollar Indochina - Canton Shameen 1901 (mặt sau)
1 dollar Indochina - Canton Shameen 1902 (mặt trước)
1 dollar Indochina - Canton Shameen 1902 (mặt sau)
10 dollars Indochina - Canton Shameen 1902 (mặt trước)
10 dollars Indochina - Canton Shameen 1902 (mặt sau)
100 dollars Indochina - Canton Shameen 1901 (mặt trước)
100 dollars Indochina - Canton Shameen 1901 (mặt sau)
Tương tự cùng thời điểm tại Thượng Hải, giấy bạc Đông Dương tô giới Thượng Hải cũng có đặc điểm giống tờ bạc tô giới Sa Diện, chỉ khác nơi phát hành Shanghai và mặt sau “Đông Dương hối lý ngân hàng – Thượng Hải”
5 dollars Indochina - Shanghai 1902 (mặt trước)
5 dollars Indochina - Shanghai 1902 (mặt sau)
10 dollars Indochina - Shanghai 1902 (mặt trước)
10 dollars Indochina - Shanghai 1902 (mặt sau)
100 dollars Indochina - Shanghai 1901 (mặt trước)
100 dollars Indochina - Shanghai 1901 (mặt sau)
Số lượng giấy bạc tô giới được lưu hành rất ít, chúng chủ yếu lưu thông mạnh ở Đông Dương, đến ngày nay chúng rất hiếm.
Chùm hình ảnh Sa Diện và Quảng Châu Loan:
Cầu Sa Diện nối liền giữa đảo Sa Diện và Quảng Châu
Bưu điện Pháp trên đảo Sa Diện
Sa Diện là một châu Âu trong lòng Trung Quốc ngày nay
Sa Diện trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách nhờ lối kiến trúc Tây dương cổ kính
Nhà thờ tại Quảng Châu Loan. Bưu thiếp có ghi Tonkin (Bắc Kì) vì vùng này trực thuộc sự quản lí của thống sứ Bắc Kì
Trạm xá tại Quảng Châu Loan
Văn phòng chính phủ tại Fort Bayard - ngày nay là thành phố Trạm Giang
Trại lính tại Fort Bayard
Một góc Tché Kam - Quảng Châu Loan
Ca kỉ tại Tché Kam
Ngân hàng Đông Dương tại Thượng Hải
Bonus: Ngân hàng liên doanh giữa Pháp và Trung Hoa Dân Quốc
Ngân hàng thứ 2 của Pháp tại Trung Hoa là Ngân Hàng Công Nghiệp Trung Hoa (Banque Industrielle de Chine), liên doanh giữa thương nhân Pháp và chính phủ Trung Hoa Dân Quốc, Pháp nắm giữ 2/3 cổ phần của ngân hàng này, tài trợ phát triển tuyến đường sắt nối giữa Hán Khẩu – Trùng Khánh và được ưu tiên phát hành tiền giấy riêng. Nhưng trụ sở chính của nó tại Paris đã cạn vốn, buộc các chi nhánh tại Trung Hoa phải đóng cửa vào nắm 1921, nhưng sau đó được người Trung Hoa mua lại nhưng nó không còn phát hành tiền giấy riêng nữa. Tất cả những tờ giấy bạc này ghi rõ nơi phát hành gồm Swatow (Sán Đầu -1914/1920), Peking (Bắc Kinh – 1914/1915), Shanghai (Thượng Hải - 1914), Tientsin (Thiên Tân – 1914), Canton (Quảng Châu – 1914), Hankow (Hán Khẩu – 1920), Moukden (Thẩm Dương – 1920), tất cả đều rất hiếm.
Đức Châu